cá khô:
khô Khoai, khô Lóc, khô Sặc người miền Tây thường nói gọn như dzậy chứ ít nói khô cá Khoai, khô cá Lóc
dân "Ba Gai" (cá có ngạnh/gai)
đặc biệt là cá Chốt rồi cá Ngác, cá Lăng, và giống giống cá Tra (Ba Sa), cá Hú, cá trê (2 gai),... các cụ này gây nên sự khó chịu cho dân chài nên mấy ổng mới kiu là đồ Ba Gai, thằng Ba Gai,...
mì chính
ở miền Nam không có mì chính mà chỉ có bột ngọt thôi, và hình như theo quan sát của tui thì trên toàn thế giới chưa có bất cứ nhà máy mì chính Vedan nào gây ô nghiễm môi trường cả ;-P
nước cơm chan vào cơm ăn:
cái này người miền ngoài nghe không hiểu, ở dưới Bạc Liêu, trước đây người dân không thích ăn cơm gạo mới, chê nhiều nhựa và dính nồi, họ nấu cơm gạo cũ (để lúa sau 6-12 tháng mới đem ra chà (xay) để ăn) ăn vậy nhai kỹ nó ngọt và bùi. khi nấu muốn để cho cơm khô và rời hạt thì người ta thường chắt lấy nước cơm, hè hè, cái vụ nước cơm này mà giới thiệu thì cũng thành đề tài lớn đó. nước cơm chế được nhiều món, nếu làm biếng không nấu nướng nhiều thì lại chan vào cơm thay canh (ăn với cá chốt kho thì hết sẩy) hoặc chỉ cần lấy chuối Xiêm bóc nữa bên võ rồi dùng muỗng sắn từng cục ăn với nước mắm là xong bữa, còn không có người rắc vài hột muối vô tô nước cơm rồi húp cái rụp là xong, hoặc để cho bọn trẻ nít bỏ đường thốt nốt vô coi như món chè, hoặc đút vài muỗng cho trẻ đang bú để phụ thêm lượng tinh bột và cũng để mai mốt bé cai sữa cho dễ,...
<còn nữa...>
.:.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
rất mong được sự góp ý của các bạn, kiến thức là vô hạn...!!!