Hiện nay, duy nhất chỉ còn ngôi phủ thờ của dòng họ Cao Triều là nội thất bên trong còn tương đối nguyên vẹn. Nguyên nhân là do công lao của nhân sỹ yêu nước Cao Triều Phát nên Nhà nước không quản lý như những ngôi nhà của các địa chủ khác, mà con cháu dòng họ Cao Triều đã giữ gìn…
Thời đàng cựu, chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khẩn hoang của các chúa Nguyễn là: Ai có nhân lực, vật lực… đủ sức khai hoang thì cứ tự do mà trưng khẩn và nếu khai phá được một diện tích đất đai đủ điều kiện thành lập làng mới thì cho người đó làm trưởng làng. Đến khi người Pháp đô hộ, chính quyền thực dân vẫn giữ chính sách nêu trên. Thực tế, để thu thuế nhanh, toàn quyền Đông Dương đã ký nhiều Nghị định cấp cho những người giàu có hàng ngàn mẫu, với điều kiện người chủ đất chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Chính sách điền địa nêu trên đã thành sự ưu ái cho một nhóm người có tiền tài và quyền lực. Thế cho nên ruộng đất chỉ tập trung vào tay một nhóm người rất nhỏ.
Có một tổng kết cho rằng Bạc Liêu là nơi có địa chủ nhất nước (2%), đồng thời là nơi chủ chiếm nhiều ruộng đất nhất nước (hơn 95%). Những tên tuổi nổi tiếng Nam kỳ vì sự nhiều ruộng như: Trần Trinh Trạch, đất lúa, đất muối hơn 200 ngàn mẫu; Vưu Tụng 70 ngàn mẫu; Châu Oai 40 ngàn mẫu…, rồi Cao Minh Thạnh, Chung Bá Vạn, Mai Hữu Kiến, Mai Hữu Quỳ, Quách Ngọc Đống, Phan Hô Biết… Đến đầu thế kỷ XX, người Pháp đã nhìn nhận ĐBSCL là vựa lúa miền Nam nên đã cho đào một hệ thống kênh mương dày đặc ở vùng Hậu Giang. Chính hệ thống kênh mương này đã giải quyết nạn ngập úng do cơn lụt thường niên vào tháng 8 âl gây ra hàng năm. Đất đai được rửa phèn, xổ mặn… có thể nói trong lịch sử khẩn hoang được khai phá nhanh và trở nên có năng xuất hơn. Hơn thế nữa, nhờ hệ thông kênh mương mà lúa gạo được chở về Sài Gòn nhanh và dễ dàng hơn. Thập niên 30, Bạc Liêu là tỉnh có số lúa gạo bán ra đứng nhất ở Nam kỳ… đất đai trở nên có giá.
Chính vì thế mà những địa điền chủ ở Bạc Liêu càng có ruộng nhiều thì càng giàu nứt đố đổ vách. Thời kỳ cực thịnh nhất của họ là khi hệ thống kênh đào phát huy tác dụng (khoảng sau năm 1910). Và đó cũng là thời điểm họ đua nhau cất nhà. Năm 1914 Cao Minh Thạnh cất nhà, năm 1917 Trần Trinh Trạch cất, năm 1920 Hội đồng Điều cất…
Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Bạc Liêu đã có hơn 200 năm. Thế nhưng đó là một sự phát triển vô cùng chậm chạp, bởi Bạc Liêu được mệnh danh là “ Xứ Quê Mùa”. Trước năm 1900, ít có người từ nơi khác dám đến khai khẩn bởi nạn ngập úng, rồi ma thiên nước độc, sương lam chướng khí. Người khẩn hoang xưa hò rằng:
Chèo ghe sợ gấu cắn chưn
Xuống đìa sợ đỉa, lên rừng sợ ma.
Đất đai của Bạc Liêu khai hoang 2-3 mùa sau mới thu được huê lợi, chính vì lẽ đó mà trong sách “Khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam ghi: Thoạt tiên nhà lồng chợ cất bằng lá. Năm 1885, làng Vĩnh Hương xin cất chợ lợp ngói, hy vọng rằng tiền góp chợ sẽ tăng gấp đôi và xin vay trước của nhà nước 6.100 đồng để xây cất, làng sẽ trả lại cho nhà nước cả vốn lẫn lời trong vòng 12 năm. Năm 1892, Tham biện bắt buộc những nhà lá ở chợ phải dỡ bỏ để cất lại phố ngói có lầu”.
Căn cứ vào tài liệu trên, chúng ta thấy rằng giai đoạn các đại điền chủ Bạc Liêu đua nhau cất nhà là giai đoạn đô thị Bạc Liêu được hình thành rõ nét nhất. Có thể nói đó là một dấu ấn trong kiến trúc đô thị Bạc Liêu. Nếu loại bỏ vấn đề ý thức hệ để đứng trên quan điểm bảo tồn một dấu ấn của lịch sử phát triển Bạc Liêu thì những ngôi nhà nêu trên cần phải được bảo vệ nghiêm túc.
Thế nhưng do thời gian xây cất quá lâu, do biến thiên thời cuộc mà những ngôi nhà trên giờ chỉ còn cái vỏ không nguyên vẹn.
Trải qua nhiều chế độ quản lý dùng cho mục đích công sở, nên toàn bộ nội thất của các ngôi nhà nêu trên đã bị phá nát hoàn toàn. Có những chuyện rất đau lòng, sau giải phóng, ngôi nhà Huyện Sổn được giao cho một đơn vị bộ đội quản lý, các anh lính của thời bao cấp đã bửa làm củi nấu cơm những bức hoành phi, câu đối… cực kỳ quí giá.
Hiện nay, duy nhất chỉ còn ngôi phủ thờ của dòng họ Cao Triều là nội thất bên trong còn tương đối nguyên vẹn. Nguyên nhân là do công lao của nhân sỹ yêu nước Cao Triều Phát nên Nhà nước không quản lý như những ngôi nhà của các địa chủ khác, mà con cháu dòng họ Cao Triều đã giữ gìn…
Đây là một ngôi nhà quí. Nó quí bởi vì là ngôi nhà duy nhất nội thất còn khá nguyên vẹn, đủ sức minh họa cho những kiến trúc đầu tiên tạo ra những nét khám phá sinh động cho bức tranh Bạc Liêu đã nêu trên. Nó quí vì đó là một kiến trúc cổ, và nó còn quí bởi vì danh tiếng của chủ nhân.
Ngôi phủ hiện tọa lạc tại bờ sông Bạc Liêu, thuộc phường 5, thị xã Bạc Liêu.. nó được xây dựng vào năm 1914. Trong gia phả của dòng họ Cao Triều ghi rằng: “… Do công đào kênh đắp lộ, mở mang quận Vĩnh Châu nên ông (Cao Minh Thạnh) được thọ phong chức Đốc phủ xứ hàm…”, “… việc nhà ông cũng không bao giờ sai sót…”, “ông có lập phần phương hỏa giao cho Chị trưởng lo việc cúng tế tiền nhơn ở tại Cao gia hương hỏa…”.
Như vậy căn cứ vào gia phả của dòng họ Cao Minh Thạnh thân sinh của nhân sỹ yêu nước Cao Triều Phát ngày xưa đã đứng ra xây dựng ngôi phủ thờ này. Đây là một danh gia của đất Bạc Liêu. Ông Cao Minh Thạnh là Đốc phủ sứ còn các anh em và con cái của ông đều là quan Phủ thờ do đó họ xây cất cũng không phải tầm thường.
Nhìn tổng thể ngôi phủ thờ có phong cách kiến trúc Á Đông. Mái nhà lợp ngói âm dương, các cột được đẽo gọt từ khối có hình lưỡng long tranh châu. Các cửa chính và cửa phụ đều mang nét kiến trúc Trung Hoa. Đặc biệt là nội thất bên trong mang dáng dấp kiến trúc của cung đình Huế. Đây là một phong cách bài trí nội thất rất phổ biến của nhà địa phủ, bá hộ hồi đầu thế kỷ XX. Người ta qua tận Campuchia để mua về các loại danh mộc rồi rước thợ từ Huế hoặc tận ngoài Bắc vào ở trong nhà đục đẽo 2 -3 năm trời để trang trí nội thất. Tại ngôi phủ thờ dòng họ Cao tuy đồ đạt đã bị thất tán khá nhiều nhưng vẫn còn những thứ quí giá như: 2 bộ trường kỷ bằng đá hoa cương có màu trắng và hoa văn, dày một tấc; hai cặp bạc đội đèn, 2 bộ lư đồng mắt tre. Hai bộ lư này đúng là những cổ vật , nghe đâu chỉ còn một hai cặp ở Bạc Liêu. Giá trị của nó hiện hiện đến gần chục cây vàng mỗi bộ. Ngoài ra bàn thờ và khánh thờ được chạm trổ cực kỳ tinh xảo với hình tướng long tranh châu, qui hoạt và các loại mai, tùng, trúc, cúc… Rồi các bức hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng cũng là những cổ vật…
Ngoài ra ngôi phủ thờ còn có một sức thu hút khác vì nó là nơi thờ phượng tổ phụ của một nhân vật lịch sử Việt Nam, đó là nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát. Ông sinh năm 1889, mất năm 1956. Cha là Đốc phủ xứ Cao Minh Thạnh, mẹ là Tào Thị Súc. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc ông sang pháp học lấy bằng kỹ sư canh nông. Sau về nước ông sáng lập hai tờ báo có tên là Nhật Tân Báo, Kỷ Nguyên Mới, nhằm bên vực cho người lao động, nâng cao dân trí, dân sinh. Ông còn là một trong những sáng lập viên của “Đông Dương lao động Đảng: ở Sài Gòn.
Khoảng năm 1929, ông bị Pháp quản thúc tại gia ( Bạc Liêu) vì tội” phá rối chính trị an”. Năm 1930, Cao Triều Phát gia nhập phái Minh chơn đạo – Cao đài Hậu Giang và từng giữ chức Bảo đạo, Bảo pháp trong hiệp thiên tài và đắc cử vào Hội đồng quản hạt Nam kỳ. Mùa thu năm 1945, ông được cử làm phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Bạc Liêu… Ngày 06/01/1946 ông đắc cử Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại đơn vị tỉnh Bạc Liêu, đánh vào thánh thất Ngọc Minh ông cùng với các chức sắc trứ hữu quyết tâm tử thủ trong nhiều ngày. Năm 1947 ông giữ chức cố vấn Ủy ban Hành chánh kháng chiến Nam bộ, tập hợp 12 phái thống nhất cao đài cứu quốc tham gia Mặt trận Việt Minh chống Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc gặp Bác Hồ tại Thái Nguyên và giữ chức giáo tông Cao đài 12 phái thống nhất, từng là Ủy viên thường trực Quốc hội, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Được thưởng nhiều huân chương…
Nói về cuộc đời cụ Cao Triều Phát, một nhà văn đã viết: “… Cụ tham gia kháng chiến ngay từ những ngày đầu kháng chiến tới già tới chết. Phần lớn sự nghiệp của cụ, cụ cống hiến cho cách mạng. Hiện tượng Cao Triều Phát là một hiện tượng đặc biệt nói lên nghĩa khí của người Nam bộ, hơn nữa là một nhà giàu muôn hộ trọng nghĩa khinh tài. Còn cố vấn Võ Văn Kiệt thì nói rằng: “Tôi tham gia cách mạng nếu có mất mát thì cũng chẳng mất mát thứ gì, còn những người như cụ Cao Triều Phát thì mất mát lớn lao. Họ đã đánh đổi cuộc sống giàu sang để vì sự nghiệp chung của dân tộc…”. Thực tế Cao Triều Phát là một đại điền chủ nhưng ông đã bỏ hết để theo cách mạng. Bác Hồ viết thư cho Cao Triều Phát đã nói như sau: “Dù xa cách Chính phủ và tôi lúc nào cũng nghĩ đến công nghiệp của ông đối với Tổ quốc, đố với công cuộc kháng chiến và rất mong có ngày được gặp ông để cùng uống một chung rượu đào, ngâm một bài thơ đắc thắng”. Cao Triều Phát đã được Tổng bí thư Lê Duẩn kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tóm lại Cao Triều Phát là một nhân vật lịch sử của đất Bạc Liêu. Phủ thờ dòng họ Cao Triều Phát là một di sản của một con người nổi tiếng.
Hôm người viết bài này dẫn một đoàn làm phim Giải phóng đến quay một trường đoạn trong bộ phim “ Bạc Liêu – quê hương tôi” thì đoàn làm phim sững sờ trước những đồ vật cổ kính của ngôi nhà. Và họ nói rằng đây là một địa chỉ du lịch rất hấp dẫn, bởi nó ẩn chứa chiều sâu văn hóa như đã phân tích trong bài viết này.
Phan Trung Nghĩa
________________________________
Ở Việt Nam có một xứ sở rất nhiều người Triều Châu, nhiều đến nỗi được thể hiện qua ca dao:
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu
Vâng, đó là xứ Bạc Liêu.
Thế kỷ 18, Mạc Cửu đã biến Hà Tiên thành một khu tự trị phồn thịnh và xin thần phục chúa Nguyễn. Đến đời Mạc Thiên Tích, nhiều lưu dân người Hoa theo chân họ Mạc xuôi thuyền vượt biển về phương Nam, từ Hà Tiên tiến ra khai khẩn đất hoang, trong đó người Triều Châu chiếm đa số ở vùng đất sau này là Bạc Liêu.
Mùa đông năm Nhâm Dần (1802) có một chú bé người Triều Châu bơ vơ tên Cao Cần Thiệt vượt biển đến Hà Tiên theo Mạc Thiên Tích. Cậu nhận lệnh đi khai khẩn đất hoang để chủ động lương thực cho trấn Hà Tiên. Cùng 3 người đồng đội, Cao Cần Thiệt đến vùng rừng hoang sau này là Vĩnh Lợi, thuộc Bạc Liêu, bổ nhát cuốc đầu tiên để tạo nên xứ sở mới.
Cao Minh Thạnh, người con của ông tổ họ Cao (Cao Cần Thiệt) tiếp nối sự nghiệp của cha khai khẩn đất hoang làm Bạc Liêu trở nên trù phú. Họ Cao đã sở hữu hàng chục ngàn hecta đất. Cao Minh Thạnh được phong hàm đốc phủ sứ, ở Bạc Liêu có một con kinh mang tên ông (kinh Cao Minh Thạnh).
Người con thứ năm của ông Cao Minh Thạnh, Cao Triều Phát sau này đã trở thành một huyền thoại (nhà văn Lê Thành Chơn gọi ông là Huyền thoại đất phương Nam).
Người đến từ Triều Châu Cao Triều Phát đã trở thành một người yêu nước Việt Nam kỳ vĩ. Là một đại điền chủ, một nhà trí thức (ông đã từng sang Pháp học tập), ông sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo con đường cứu nước. Về mặt tôn giáo, Đức Cao Triều Phát là một lãnh tụ tôn giáo với hàng trăm ngàn tín đố. Ông là Chưởng quản Cửu trùng đài của Cao Đài 12 phái thống nhất (giống như thủ tướng chính phủ của nhà nước). Ông còn là chủ nhiệm danh dự kỳ bộ Việt Minh, cố vấn đặc biệt Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ, Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam...
Cố thủ tướng Võ văn Kiệt nói:Tôi tham gia cách mạng nếu có mất mát thì cũng chẳng mất mát thứ gì, còn những người như cụ Cao Triều Phát thì mất mát lớn lao. Họ đã đánh đổi cuộc sống giàu sang để vì sự nghiệp chung của dân tộc.
Nói đến Bạc Liêu, người ta hay nhắc đến công tử Bạc Liêu và đến tham quan ngôi nhà ngày xưa của gia đình công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy, công tử Bạc Liêu là con trai của ông Trần Trinh Trạch, cũng là người Triều Châu).
Thế nhưng còn một ngôi nhà khác, của người đến từ Triều Châu, cũng là người giàu nứt đố đổ vách xứ Bạc Liêu mà chúng ta ít được nghe nhắc, đó là phủ thờ dòng họ Cao Triều.Dòng họ có công lớn khai phá đất Bạc Liêu và nổi tiếng không phải vì xài sang mà vì là lãnh tụ tôn giáo đáng kính trọng và có tấm lòng yêu nước đến thành huyền thoại.
Ngôi nhà này được xây từ đầu thế kỷ trước (1914), kiến trúc độc đáo, còn gần như đầy đủ nội thất từ xưa. Và hơn hết, nó chứa cả chiều sâu lịch sử....
(Bạn đọc thêm tại đây nhé).
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu
Vâng, đó là xứ Bạc Liêu.
Thế kỷ 18, Mạc Cửu đã biến Hà Tiên thành một khu tự trị phồn thịnh và xin thần phục chúa Nguyễn. Đến đời Mạc Thiên Tích, nhiều lưu dân người Hoa theo chân họ Mạc xuôi thuyền vượt biển về phương Nam, từ Hà Tiên tiến ra khai khẩn đất hoang, trong đó người Triều Châu chiếm đa số ở vùng đất sau này là Bạc Liêu.
Mùa đông năm Nhâm Dần (1802) có một chú bé người Triều Châu bơ vơ tên Cao Cần Thiệt vượt biển đến Hà Tiên theo Mạc Thiên Tích. Cậu nhận lệnh đi khai khẩn đất hoang để chủ động lương thực cho trấn Hà Tiên. Cùng 3 người đồng đội, Cao Cần Thiệt đến vùng rừng hoang sau này là Vĩnh Lợi, thuộc Bạc Liêu, bổ nhát cuốc đầu tiên để tạo nên xứ sở mới.
Cao Minh Thạnh, người con của ông tổ họ Cao (Cao Cần Thiệt) tiếp nối sự nghiệp của cha khai khẩn đất hoang làm Bạc Liêu trở nên trù phú. Họ Cao đã sở hữu hàng chục ngàn hecta đất. Cao Minh Thạnh được phong hàm đốc phủ sứ, ở Bạc Liêu có một con kinh mang tên ông (kinh Cao Minh Thạnh).
Người con thứ năm của ông Cao Minh Thạnh, Cao Triều Phát sau này đã trở thành một huyền thoại (nhà văn Lê Thành Chơn gọi ông là Huyền thoại đất phương Nam).
Người đến từ Triều Châu Cao Triều Phát đã trở thành một người yêu nước Việt Nam kỳ vĩ. Là một đại điền chủ, một nhà trí thức (ông đã từng sang Pháp học tập), ông sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo con đường cứu nước. Về mặt tôn giáo, Đức Cao Triều Phát là một lãnh tụ tôn giáo với hàng trăm ngàn tín đố. Ông là Chưởng quản Cửu trùng đài của Cao Đài 12 phái thống nhất (giống như thủ tướng chính phủ của nhà nước). Ông còn là chủ nhiệm danh dự kỳ bộ Việt Minh, cố vấn đặc biệt Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ, Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam...
Cố thủ tướng Võ văn Kiệt nói:Tôi tham gia cách mạng nếu có mất mát thì cũng chẳng mất mát thứ gì, còn những người như cụ Cao Triều Phát thì mất mát lớn lao. Họ đã đánh đổi cuộc sống giàu sang để vì sự nghiệp chung của dân tộc.
Nói đến Bạc Liêu, người ta hay nhắc đến công tử Bạc Liêu và đến tham quan ngôi nhà ngày xưa của gia đình công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy, công tử Bạc Liêu là con trai của ông Trần Trinh Trạch, cũng là người Triều Châu).
Phủ thờ dòng họ Cao Triều
Thế nhưng còn một ngôi nhà khác, của người đến từ Triều Châu, cũng là người giàu nứt đố đổ vách xứ Bạc Liêu mà chúng ta ít được nghe nhắc, đó là phủ thờ dòng họ Cao Triều.Dòng họ có công lớn khai phá đất Bạc Liêu và nổi tiếng không phải vì xài sang mà vì là lãnh tụ tôn giáo đáng kính trọng và có tấm lòng yêu nước đến thành huyền thoại.
Ngôi nhà này được xây từ đầu thế kỷ trước (1914), kiến trúc độc đáo, còn gần như đầy đủ nội thất từ xưa. Và hơn hết, nó chứa cả chiều sâu lịch sử....
(Bạn đọc thêm tại đây nhé).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
rất mong được sự góp ý của các bạn, kiến thức là vô hạn...!!!