tại sao câu
"Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
l
ại là của riêng dân tộc Việt (???) mà Tàu không dám nhận?
Các núi linh thiêng của Trung Quốc được chia thành hai nhóm gắn liền chủ yếu với Lão giáo và Phật giáo. Nhóm chủ yếu gắn liền với Lão giáo được biết đến với tên gọi chung như Ngũ đại danh sơn (Ngũ Nhạc, Ngũ linh sơn v.v.), trong khi nhóm chủ yếu gắn liền với Phật giáo được nói đến như là Tứ đại danh sơn (Tứ đại Phật sơn v.v).
Các ngọn núi linh thiêng trong cả hai nhóm là các điểm đến rất quan trọng đối với các cuộc hành hương.
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
8 thg 10, 2015
4 thg 9, 2013
Ông già Mường và cỗ quan tài nghìn năm treo vách đá
Trên vách núi làng Cùng (Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có một cỗ quan tài dài 2,3 m, tương truyền đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn với những câu chuyện linh thiêng, không ai dám mạo phạm.
Thôn Cùng (trước kia có tên làng Liên Sơn) nghĩa là đường cùng, chỉ có một lối duy nhất đi vào làng, hai mặt núi non cách trở, một mặt chắn bởi dòng sông Mã dựa núi uy nghi. Từ xa người ta đã nhìn thấy trên vách đá giáp bờ sông một chiếc cờ lớn. Men theo sườn núi với độ dốc 60-70 độ, chỉ chừng một cây số sẽ tới vách núi đặt cỗ quan tài. Người không quen đi rừng dễ trượt rớt lại phía sau.
Ông Trương Quản Trọng năm nay 65 tuổi, người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nên nằm lòng những sự tích huyền bí quanh chiếc quan tài. Đầu thế kỷ thứ 16, dòng họ nhà ông Trọng từ trên các vùng núi cao hạ sơn về đây khai cư lập ấp, được giao cho chăm nom linh hồn của làng. Từ thời đó, đời cha ông truyền lại đã thấy cỗ quan tài, bao năm không xê dịch.
Từng có thời điểm một số người dân trong làng thấy chất gỗ của quan tài đẹp, nảy ý định mang về nhà nhưng sau đó đều gặp họa.
Ông Trọng bên chiếc quan tài cổ trên vách đá. Ảnh: P.D. |
18 thg 10, 2012
12 NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI BIẾN MẤT TRONG SỰ BÍ ẨN
Nguồn: VTC
1. Nền văn minh thung lũng Indus, Pakistan
Nền văn minh thung lũng Indus là một trong những kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất do con người sáng tạo ra trong thế giới cổ đại (được biết đến với mức độ ảnh hưởng như là nền văn minh Harappan). Đây là một trong các đô thị lớn nhất trên lục địa.
Nằm ở vị trí Pakistan ngày nay, nền văn minh thung lũng Indus phát triển mạnh cách đây 4.500 năm và sau đó bị lãng quên cho đến khi di tích được khai quật vào những năm 1920.
Với các công nghệ tinh vi và tiên tiến, nền văn minh này nổi bật với hệ thống vệ sinh môi trường đô thị cũng như bằng chứng về trình độ đáng ngạc nhiên trong kỹ thuật, toán học và thậm chí là nha khoa.
Vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, nền văn minh thung lũng Indus hầu như đã bị lãng quên, có thể là sau cuộc xâm lược của các bộ tộc Ấn-Âu hay sự sụp đổ trong nông nghiệp do biến đổi khí hậu.
1. Nền văn minh thung lũng Indus, Pakistan
Nền văn minh thung lũng Indus là một trong những kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất do con người sáng tạo ra trong thế giới cổ đại (được biết đến với mức độ ảnh hưởng như là nền văn minh Harappan). Đây là một trong các đô thị lớn nhất trên lục địa.
Nằm ở vị trí Pakistan ngày nay, nền văn minh thung lũng Indus phát triển mạnh cách đây 4.500 năm và sau đó bị lãng quên cho đến khi di tích được khai quật vào những năm 1920.
Với các công nghệ tinh vi và tiên tiến, nền văn minh này nổi bật với hệ thống vệ sinh môi trường đô thị cũng như bằng chứng về trình độ đáng ngạc nhiên trong kỹ thuật, toán học và thậm chí là nha khoa.
Vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, nền văn minh thung lũng Indus hầu như đã bị lãng quên, có thể là sau cuộc xâm lược của các bộ tộc Ấn-Âu hay sự sụp đổ trong nông nghiệp do biến đổi khí hậu.
11 thg 10, 2012
Khoảnh khắc Hà Nội bị rải bom năm 1972
" Chiến tranh đã qua sao cứ ám ảnh mãi vậy ?!?
Những bức ảnh tư liệu phản ánh chân thực ngày tháng Hà Nội bị Mỹ dồn dập ném bom B52. Chỉ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã thả hàng chục nghìn tấn bom xuống một số tỉnh thành ở miền Bắc.
Tối 11/10, triển lãm ảnh "Hà Nội - những ngày đêm năm 1972" diễn ra tại Trung tâm Văn hoá Pháp (phố Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Mỹ với kết cục là việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973. |
Nhưng chỉ 3 tháng trước Hiệp định Paris, ngày 11/10/1972, tòa nhà của Phái đoàn Chính phủ Cộng hoà Pháp tại Hà Nội bị ném bom. |
5 thg 9, 2012
26 thg 6, 2012
Cửu đỉnh Huế – Bộ sách ảnh đa dạng sinh học bằng đồng của Việt Nam
Người đăng bài viết: le nhi
“Nhất ngôn cửu đỉnh” là câu thành ngữ nói về đạo đức của người quân tử, một lời nói nặng như núi, vững như đỉnh. Cửu đỉnh là chín cái đỉnh đồng, không chỉ là đồ vật trong truyền thuyết cổ xưa của thời Tam đại mà nay vẫn còn hiện hữu ở Hoàng thành Huế.
“Nhất ngôn cửu đỉnh” là câu thành ngữ nói về đạo đức của người quân tử, một lời nói nặng như núi, vững như đỉnh. Cửu đỉnh là chín cái đỉnh đồng, không chỉ là đồ vật trong truyền thuyết cổ xưa của thời Tam đại mà nay vẫn còn hiện hữu ở Hoàng thành Huế.
Cửu đỉnh Huế là 9 cái đỉnh đồng lớn được đặt trước sân Thế miếu nhà
Nguyễn trong Hoàng thành Huế. Theo lệnh của vua Minh Mạng việc đúc Cửu
đỉnh được khởi công từ mùa đông 1835 và khánh thành năm 1837. Trong chỉ
dụ đúc đỉnh có ghi: “Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và
mọi vật, cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và
xứ sở để tiện nhận xét. Đó là cái ý người xưa vẽ hình mọi vật”.
9 loài hoa trên Cửu Đỉnh, Huế
Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh đồng đồ sộ ở trong Đại nội Huế, vốn được xem là báu vật và là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng nước ta. Ngoài phong cảnh non sông gấm vóc nước Việt Nam thì trên đó còn được khắc chạm 9 loài hoa gắn liền với đời sống của người Việt.
9 lại hoa này có sắc đẹp, có hương thơm, có nhiều giá trị và được nhân dân ta ưa chuộng. Vì vậy quốc hoa của nước ta cũng có thể là một trong chín loài hoa xinh đẹp đó: hoa tử vi, hoa sen, hoa nhài, hoa hồng, hoa hải đường, hoa hướng dương, hoa sói, hoa dâm bụt.
Từ trước giờ mọi người chỉ đọc các tài liệu bằng chữ
hay thấy các hình điêu khắc của các loài hoa trên Cửu Đỉnh và tên bằng
từ Hán Việt như: mạt lỵ, thuấn hoa, mai khôi hoa...nên rất khó hình dung
thực tế ngoài đời là hoa gì.
Tôi chụp hình và so sánh với một số ảnh hoa (sưu tầm)
trên Cửu Đỉnh để mọi người dễ dàng hình dung ra rõ hơn các loài hoa trên
những báu vật của nước ta.
|
2 thg 3, 2012
Lịch sử nghìn năm dưới nền đất Hoàng thành
Lần đầu tiên kể từ khi khai quật (năm 2003), bí mật dưới nền đất khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã được giới thiệu toàn diện tới người dân. Nhiều hiện vật thời Lý, Trần vẫn còn nguyên vẹn, khiến khách tham quan trầm trồ, thích thú.
Di tích Hoàng thành Thăng Long lần đầu mở cửa đón khách tham quan sáng 2/10. |
Hoàng thành Thăng Long xưa và nay
Trong những bức ảnh cũ vào cuối thế kỷ 19, quần thể di tích lịch sử xưa là một công trình kiến trúc đồ sộ nằm trên vùng đất kinh kỳ quạnh quẽ, thưa vắng.
Ngày 1/8, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dự kiến, Tổng giám đốc UNESCO sẽ tới Hà Nội vào 1/10 để dự kỷ niệm Đại lễ nghìn năm và trao giấy chứng nhận cho Hoàng Thành Thăng Long. VnExpress.net giới thiệu những hình ảnh tư liệu về quần thể di tích này, nằm trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa của hai bố con nhà giáo Đoàn Thịnh và kiến trúc sư Đoàn Bắc.
Các bức ảnh được chụp vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi Pháp vào xâm chiếm nước ta. Trải qua cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn cùng sự tàn phá của thực dân, Hoàng thành trở nên xơ xác, tiêu điều. Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô được dời vào Phú Xuân, Huế, quần thể di tích Hoàng thành xưa được gọi là Thành Hà Nội.
Đoan Môn - cửa chính đi vào Hoàng thành Thăng Long xưa. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)