Trần Văn Khê
Trong đời sống con người, số 3 rất quan trọng.
Con người sinh ra giữa đất trời, người ta thường nhắc "thiên địa nhân". Hiện thân của con người cũng thường nghe nhắc đến "đầu mình và tay chân". Con người trải qua 3 giai đọan của cuộc sống: thời thơ ấu, trưởng thành và lão hóa.
Mỗi ngày, người ta cũng định ra 3 bữa ăn: điểm tâm, bữa trưa và bữa chiều. Người mời khách dùng bữa thường thân mật nói: "Mời anh lại dùng với tôi ba chén cơm", nếu vội vàng thì "...dùng ba hột rồi về!".
Có việc gì đi đâu, không nơi nhứt định, người ta thường nói : "đi ba đồng bảy đỗi". Gặp nhau nói chuyện mà không có đề tài thì nói "mình gặp nhau để nói ba điều bốn chuyện". Trong cách nói chuyện để thuyết phục người khác thì dùng "3 tấc lưỡi".
Trong lĩnh vực tín ngưỡng và tôn giáo số 3 thường được dùng. Người Việt tin rằng đàn ông con trai có 3 hồn 7 vía, đàn bà con gái thì 3 hồn 9 vía.
Sống theo luân lý Khổng giáo thì đàn ông phải giữ tam cang (quân thần cang, phụ tử cang, phu thê cang), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ trí, tín), phụ nữ thì có tam tùng (tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu,phu tử tùng tử) tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).
Trong đạo Thiên Chúa, Đức Chúa Trời có 3 ngôi (Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần). Đạo Phật có lễ Tam tự qui (qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng), ba tánh xấu phải từ bỏ trước nhứt là tham, sân, si. Theo thuyết luân hồi của Phật giáo thì có ba kiếp người: Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau; Trong đạo Phật thường coi là Tam giáo đồng nguyên, Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Đạo Cao Đài có Tam kỳ phổ độ và một cội sanh 3 nhánh in nhau (giống nhau). Trong tôn giáo khác, số 3 cũng có khi quan trọng như trong Ấn độ giáo có thờ 3 vị Brahma, Vishnu, Shivar.
Trong vật lý, vật chất có ba trạng thể : thể cứng, thể lỏng và thể hơi. Trong hình học, hai điểm chỉ tạo nên một đường thẳng, có 3 điểm người ta có được một diện tích. Trong thế cân bằng, 3 điểm ở vị trí cân đối sẽ tạo nên một thế rất vững vàng (kiềng 3 chân", bếp lò cũng có 3 chân ).
Trong quân đội, ba thế mạnh là ba cánh quân bao gồm hải quân, lục quân, không quân. Tất cả binh sĩ, quân đội nói chung: thề trước ba quân. Ba quân chỉ ngọn cờ đào (Truyện Kiều).
Trong cung đình có Tam cung lục viện. Trong chánh phủ có tam quyền: Lập pháp (thuộc quốc hội), Hành pháp (chánh quyền), Tư pháp (Tòa án)
Thường thì số 3 được dùng để chỉ con người và việc xấu: người ăn nói khoe khoang thì bị chê là "ba hoa"; không có lập trường vững chắc thì "ba phải", phách lối là "ba tàng"; nói lung tung, không có đề tài gì thì bị gọi là "ba vớ" (có lẽ từ cụm từ vớ vẩn) hay "ba xàm", ""ba láp"; thiếu đứng đắn, không ai có thể tin cậy được thì bị chê là "ba trợn"; xía vô chuyện người khác không làm chi nghiêm túc thì bị coi là "ba xạo", "ba lăng nhăng"; làm công việc không đến nơi đến chốn thì gọi "ba xí, ba tú"; nếu không ưa người Trung quốc thì gọi họ là "ba tàu"; người bướng bỉnh hay gây gổ thì bị gọi là "ba gai" (cũng do từ tiếp Pháp pagaille); hạng người lừa lọc xảo trá thì bị gọi "ba que"; nửa đùa nửa thật, có ý nói xỏ xiên, hàm ngụ chê người nói pha tạp một cách lố lăng thì có "ba rọi", ví dụ: "Nói tiếng Tây ba rọi"; cụm từ "3 hồi" có nghĩa là khi thế này khi thế khác, ví dụ "người này ba hồi giận, 3 hồi vui"...
Trong đời sống còn gặp nhiều số 3: thịt kho ba rọi (ba chỉ), ăn mắm ba khía, cảm ơn 3 lần...
Đồng âm với số 3 còn có áo bà ba, giầy ba-ta, xem ba-lê...
Trong âm nhạc, đánh trống thường đánh 3 hồi, 3 dùi. Đại nhạc có Tam luân, cửu chuyển tức trống đánh 3 hồi tròn trịa như bánh xe. Nhạc lễ miền Nam có cách đánh 3 hồi 9 chập...
===
mien ngoc:
Xin chào Pi, đi đông đi tây mãi mới về nguồn.
1. Về con số 3: đã có rất nhiều sách viết lắm rồi, nhiều dân tộc từ thời xưa đã thần thành hóa nó, tiêu biểu là ở Trung Quốc: nào là tam tài, tam cương, tam thế...(xem thêm các sách về văn hóa Trung Quốc), ở Phương Tây cũng đề cập đến như Chúa Ba ngôi, ba vị tiên tri...Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng có: tam tòa thánh mẫu, tam nương, tam tai...
Người Việt có óc khôi hài, lấy số 3 chỉ trạng thái bất thường của con người, sự việc nào đó: ba phải, ba trợn, ba đá, ba xồn, ba xực, ba chớp, ba nhoáng...
2. Theo bảng kê của Pi thì thấy:
a. Ba với nghĩa là số 3: ba phải (đúng cũng gật, sai cũng gật mà không đúng không sai cũng tán thành), ba rọi hay thịt 3 chỉ nửa nạc nửa mỡ. Các thành ngữ cũng có nhiều câu bắt đầu từ số 3: Ba bị chín quai 12 con mắt đi bắt trẻ con (tức ông già Ba bị, hù dọa con nít), Ba cọc ba đồng và Ba que xỏ lá là các trò cờ bạc bịp, Ba chìm bảy nổi (ban đầu là cách làm tương hột sau đó chỉ số phận long đong của con người), ba lăng nhăng theo cụ Tú Xương là trà, rượu, đàn bà...
b. Ba gốc Hán Việt: là ba đào (sóng), ba hoa (nói nhiều).
c. Ba phiên âm tiếng Pháp: là ba láp, ba gai.
d. Có thể Ba là phụ âm kép của tiếng Việt cổ "Bl" bị đơn tiết hoá.
Xem thêm Hoàng Văn Hành, Lê Ngọc Trụ, An Chi, Trịnh Vân Thanh...
Riêng theo Lê Gia thì "ba" trong ba láp, ba xạo do "ba ba" nói nhiều.
===
BA HOA CHÍCH CHÒE
Ba chớp ba nhàng đụng phải đao
Ba đào sóng cuộn khiến thuyền chao
Ba chân bốn cẳng vù nơi nảo
Ba cọc ba đồng lánh chốn nao
Ba mặt một lời thôi hết xạo
Ba quân bốn phía cứ xông ào
Ba tê xúc xích ngời thơm chảo
Ba bảy hăm hai thiệt tếu phào
Ba đào sóng cuộn khiến thuyền chao
Ba chân bốn cẳng vù nơi nảo
Ba cọc ba đồng lánh chốn nao
Ba mặt một lời thôi hết xạo
Ba quân bốn phía cứ xông ào
Ba tê xúc xích ngời thơm chảo
Ba bảy hăm hai thiệt tếu phào
BA HOA
Ba hoa nịnh hót rụng rời đao
Ba láp ba xàm óc lộng chao
Ba bụng bảy bồ nằm chỗ nạo
Ba hồn chín vía ở trời nao
Ba lon một chỗ là thôi nhão
Ba lít cùng nơi sẽ lật ào
Ba cuộc tơ tình mơ mộng ảo
Ba bà chăm sóc rõ tầm phào.
Ba láp ba xàm óc lộng chao
Ba bụng bảy bồ nằm chỗ nạo
Ba hồn chín vía ở trời nao
Ba lon một chỗ là thôi nhão
Ba lít cùng nơi sẽ lật ào
Ba cuộc tơ tình mơ mộng ảo
Ba bà chăm sóc rõ tầm phào.
Khánh Mỹ Trần
BA XẠO
Ba làm ba xấp chút đi nào
Ba xạo nhưng mà hổng có sao
Ba má có la thì nín chịu
Ba chân zọt lẹ té lăn nhào
Ba lơn lắm kẻ sầu mang búa
Ba phải bao người lãnh trọn dao
Ba trợn tánh tình hung hãn bạo
Ba gian ngục tốt bước chen vào
Ba xạo nhưng mà hổng có sao
Ba má có la thì nín chịu
Ba chân zọt lẹ té lăn nhào
Ba lơn lắm kẻ sầu mang búa
Ba phải bao người lãnh trọn dao
Ba trợn tánh tình hung hãn bạo
Ba gian ngục tốt bước chen vào
Metho Duong
Ba phải
Ba chìm bảy nổi phận lao đao
Ba xí cho đời bớt khổ đau
Ba láp nên người đành tránh né
Ba gai khiến bạn phải xin chào
Ba trợn riêng phường hay lếu láo
Ba hoa của bọn khoái tầm phào
Ba phải hề hà ai cũng thích
Ba que xỏ lá loạn cào cào
Ba xí cho đời bớt khổ đau
Ba láp nên người đành tránh né
Ba gai khiến bạn phải xin chào
Ba trợn riêng phường hay lếu láo
Ba hoa của bọn khoái tầm phào
Ba phải hề hà ai cũng thích
Ba que xỏ lá loạn cào cào
Vancali
BA RỌI
Ba toong chống thẳng đỡ chân vào
Ba má ngon lành thật xứng sao
Ba bị nhát ma hù cụ Táo
Ba ba lóc thịt thiết anh hào
Ba hồi trống giục nào vênh váo
Ba gác chân thò thấy xuyến xao
Ba lém coi chừng hôm tổ cạo
Ba gai lấc cấc xéo đi nào
Ba má ngon lành thật xứng sao
Ba bị nhát ma hù cụ Táo
Ba ba lóc thịt thiết anh hào
Ba hồi trống giục nào vênh váo
Ba gác chân thò thấy xuyến xao
Ba lém coi chừng hôm tổ cạo
Ba gai lấc cấc xéo đi nào
HANSY
.
=============================
đăng bởi: e.whoiswho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
rất mong được sự góp ý của các bạn, kiến thức là vô hạn...!!!