27 thg 8, 2012

Tiết canh Việt dưới ống kính nhiếp ảnh gia người Đức: Dominic Blewett


Nhìn cả nồi tiết tươi đỏ lòm - nguyên liệu chính của món tiết canh - nhiều vị khách nước ngoài sẽ không giấu nổi sự hãi hùng. Thế nên nhiếp ảnh gia Dominic Blewett đã ví món này như món "canh máu".
Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.

Cách chế biến món ăn như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt từ Bắc xuống Nam nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới. Do cách chế biến kỳ lạ cũng như hình thức rất… đáng sợ của “canh máu” mà món ăn này đã được liệt vào danh sách những món ăn rùng rợn nhất trên thế giới.

Trong thời gian sinh sống ở Hà Nội, nhiếp ảnh gia tự do người Đức Dominic Blewett đã không bỏ lỡ cơ hội thực hiện những bức ảnh ấn tượng về món tiết canh Việt Nam.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tiết canh Việt dưới ống kính nhiếp ảnh gia Dominic Blewett

22 thg 8, 2012

Bánh Tằm (2 loại)

có nhiều loại bánh tằm
nhưng đặc trưng nhứt là 2 loại
có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên

BÁNH TẰM BÌ MẶN (TRẮNG)

20 thg 8, 2012

có 2 loại cá Chìa Vôi

thời điểm bây giờ mà ghé khu vực gần Nhà Bè nước chảy chia đôi
rồi gọi chủ quán mần con Chìa Vôi làm 3 món thì quá xá là sang
đến Tôm Hùm & cá Tầm cũng phải gọi Chìa Vôi bằng cụ



16 thg 8, 2012

Rủ nhau đi cầu


Nguyễn Dư
 Nói chung, dân ta thích... đi cầu. Đi nhiều kiểu, dùng nhiều cầu khác nhau. Cái thì bắc qua sông, qua lạch để lối xóm qua lại thăm hỏi nhau. Cái thì dựng trên mặt nước để ngồi ngắm mây bay rác nổi, buông xả chất chứa trong lòng. Có cái dẫn dắt vào cổng hậu công đường để thầm thì bàn tính đại sự.Xưa kia, ta chỉ làm được cầu bé và ngắn. Xây bằng đá, bằng gạch hay đóng bằng gỗ, bằng tre. Gặp khúc sông rộng khó bắc cầu thì dùng thuyền để qua.
Lâu lắm rồi, tôi được nghe 2 câu hát ru em:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Mấy chục năm sau, đọc sách Tục ngữ, phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1), gặp lại 2 câu hát trong một bài thơ 4 câu:
Bồng bồng mẹ bế con sang,
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

15 thg 8, 2012

Sài Gòn kỳ nhân - kỳ sự (Kỳ 2): Người bán xôi qua 6 thập niên


Bà ngồi đó, bền bỉ suốt gần 60 năm với gánh xôi, mặc cho bao đổi thay của cuộc sống.


Quê tận Hải Phòng, di cư vào nam năm 1954, bà Nguyễn Thị Kiệm nay đã bước sang tuổi 81 và vẫn ra góc đường Lê Thánh Tôn - Pasteur ngồi bán xôi từ tinh mơ. Góc đường đông xe cộ vào giờ đi làm, chốc chốc lại có người ghé vào mua vội gói xôi bắp để kịp giờ đến nơi làm việc.
 
Nguyễn Thị Kiệm
Tôi chỉ sống bằng nghề bán xôi giản dị đâu ngờ được nhiều người quan tâm quá. Nghĩ lại cũng thấy vui. Có lẽ do mình tận tụy với công việc, hết lòng với nó nên mọi người trân trọng chăng?
Bà Nguyễn Thị Kiệm
Bà Kiệm, chậm rãi rọc từng chiếc lá chuối, ép thẳng thớm bằng đôi bàn tay già nua, nhăn nheo vì tuổi tác. Người con gái thứ năm, không chồng con, sống với bà tại ngôi nhà trong con hẻm nhỏ tận đường Lê Văn Sỹ, Q.3 sáng sáng phụ bà bán từng gói xôi nhỏ.
“14 tuổi tôi đã mồ côi. 23 tuổi một thân một mình từ bắc vào nam không đồng xu dính túi. Đất Sài Gòn đón tôi bằng duy nhất một cơ hội: kiếm sống với nghề nấu xôi bắc do gia đình truyền lại”, bà Kiệm nói bằng giọng chậm rãi.
Chồng bà, nay đã 84 tuổi vẫn còn sống, trước là thợ hồ, cùng bà nuôi 11 người con. “Năm 1954 cũng là thời điểm tôi lập gia đình, sinh con trai đầu lòng. Tôi chỉ buồn là làm cha làm mẹ mà không cho con được một tuổi thơ đẹp đẽ. Ngày đó, nghèo quá, đứa con trai đầu phải phụ mẹ ẵm em, đi chợ, nấu ăn, làm tất tần tật công việc của một người phụ nữ. Rồi đứa lớn cứ thế trông đứa nhỏ. Nay cháu nội tôi đã 30 tuổi, tôi cũng có chắt rồi”, bà kể.

Sài Gòn kỳ nhân - kỳ sự (Kỳ 9): Nhà “chợ học”


Sài Gòn kỳ nhân - kỳ sự: Nhà “chợ học”
Ông Hồ Đại Phước và 5 bức ảnh chụp 5 ngôi chợ tiêu biểu của đất nước: Lũng Cú, Đồng Xuân, Đông Ba, Bến Thành và Đất Mũi  - Ảnh: Đ.T

Sài Gòn kỳ nhân - kỳ sự: 70 năm một hàng chè


Ký ức xa xưa
Nếu gia đình bạn từng thưởng thức món ngon nào trải qua 4 thế hệ, ắt hẳn bạn không thể quên. Mấy mươi năm trước, ông bà nội từng dắt ba tôi đến ăn chè vào những ngày hè oi ả. Nay tôi tiếp tục dẫn con mình đến đây.
Hàng chè nằm lọt thỏm trong khoảnh sân nhỏ trước trạm biến áp cũ kỹ trên đường Trần Hưng Đạo B, TP.HCM, đoạn qua ngã tư Châu Văn Liêm gần đến chợ vải Soái Kình Lâm, được người dân quanh đây gọi bằng cái tên thân mật: Quán chè nhà đèn.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...