Hàng phượng, cây me, cây sấu, cơm nguội, xà cừ…
không chỉ đơn thuần là cây xanh che phủ trên các dãy phố Hà Nội, mà còn
gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Cuối năm 1885, Hàng Khảm là phố đầu tiên được lát vỉa hè và cũng là
phố đầu tiên trồng cây phượng, một giống cây bản địa lớn nhanh, mở đầu
cho việc trồng cây trên hè phố sau đó.
Tuy nhiên, nếu hai hàng phượng trồng trên hè phố Hàng Khảm lớn nhanh và hoa đỏ rực vào mùa hè tạo cảm giác thích thú cho nhiều người Việt Nam, thì người Pháp sống ở phố này bắt đầu sinh sự. Họ kêu lên tòa đốc lý là cành và thân cây đã che lấp cửa hàng khiến họ không buôn bán được, họ cũng la lối rằng những con ve sầu bám trên cây kêu rầm rĩ vào mùa hè làm họ không ngủ được.
Rồi họ vu hai hàng phượng là nơi trú ngụ của muỗi, nguyên nhân gây ra
bệnh sốt rét cho người châu Âu. Và thế là chính quyền thành phố ra lệnh
chặt hai hàng cây này.
Cây xà cừ nhập từ châu Phi rất được chú ý bởi lớn nhanh cho nhiều bóng mát nên họ cho trồng thử ở khu vực Bách Thảo và xung quanh khu vực này. Tuy nhiên, khi cây lớn, các nhà thực vật đã phát hiện xà cừ không phù hợp với Hà Nội vì rễ ăn ngang, gây nguy hiểm cho nhà dân và tính mạng vào mùa mưa bão; lá rụng quá nhiều, không chịu được đất trũng ứ nước, nên họ đi tìm các giống khác. Tiêu chí các nhà thực vật đề ra là có bóng mát quanh năm, công nhân vệ sinh không vất vả, rễ ăn sâu để an toàn khi mưa bão và tốc độ lớn vừa phải nên họ chọn ra bộ cây gồm: sấu, sao, muồng, cơm nguội, sưa, bằng lăng... thay cho xà cừ.
Cây xà cừ nhập từ châu Phi rất được chú ý bởi lớn nhanh cho nhiều bóng mát nên họ cho trồng thử ở khu vực Bách Thảo và xung quanh khu vực này. Tuy nhiên, khi cây lớn, các nhà thực vật đã phát hiện xà cừ không phù hợp với Hà Nội vì rễ ăn ngang, gây nguy hiểm cho nhà dân và tính mạng vào mùa mưa bão; lá rụng quá nhiều, không chịu được đất trũng ứ nước, nên họ đi tìm các giống khác. Tiêu chí các nhà thực vật đề ra là có bóng mát quanh năm, công nhân vệ sinh không vất vả, rễ ăn sâu để an toàn khi mưa bão và tốc độ lớn vừa phải nên họ chọn ra bộ cây gồm: sấu, sao, muồng, cơm nguội, sưa, bằng lăng... thay cho xà cừ.
Họ cho trồng mỗi phố một loài cây để tạo ra kiến trúc phong cảnh, phố
Phan Đình Phùng, Lê Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo... chủ yếu
là sấu, Lý Thường Kiệt trồng cây cơm nguội, đoạn đầu phố Lò Đúc trồng
cây sao, Nguyễn Du trồng hoa sữa... Các công sở thì cho trồng cọ châu
Phi, ngọc lan. Còn vườn hoa trồng bằng lăng, sưa, điểm thêm cọ. Tính đến
năm 1954, Hà Nội có 1.512 cây sấu, chiếm tới 60% tổng số cây xanh ở bốn
quận nội thành, đến đầu những năm 1990 còn 1.478 cây và năm 2003 còn
1.400 cây. Sấu được trồng đầu tiên ở phố Phan Đình Phùng vào khoảng
1920, sau đó trồng đại trà trên các phố.
Vì sao họ lại chọn sấu làm giống cây chính trồng trên phố? Sấu là
giống bản địa có ở nhiều tỉnh thành phía bắc Việt Nam, thân thẳng, tán
gọn, rễ cọc, lá rụng một lần nên thuận tiện cho công việc vệ sinh. Kể từ
khi cây sấu trồng trên phố Hà Nội cho đến nay, hiếm thấy giống cây này
bị đổ do mưa bão. Nhưng sấu còn có những đặc tính mà các cây khác không
có là lá hình mắt nai rất đẹp, mùa hè luộc rau muống bè mà không có sấu
xem ra mất ngon rồi, lại còn món sấu dầm, sấu chín, thứ quà gắn với đám
học trò một thời.
Sau năm 1954, cây xà cừ mà người Pháp "chê" lại được công ty cây xanh
mang ra trồng ở hầu hết các phố. Và cho đến nay xà cừ chiếm tới 50%
trong tổng số cây xanh ở bốn quận nội thành cũ. Còn hàng cây cơm nguội ở
phố Lý Thường Kiệt bị rỗng thân nên người ta đã trồng phượng và bây giờ
câu hát "Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng..." của Trịnh Công Sơn chỉ
còn trong ký ức. Riêng cây sao đen phố Lò Đúc vẫn tiếp tục vươn cao.
Trong nhiều năm liền ở thập niên 60 thế kỷ trước, mỗi khi chiều về có đến hàng nghìn con cò đến đỗ trên ngọn cây, ỉa bừa bãi làm hè phố trắng phân cò, nên có thời một băng đảng ra đời ở phố Lò Đúc đã tự đặt tên cho băng đảng của mình là “bang cò ỉa”. Năm 1969, vì quanh hồ Gươm chưa kè nên trận bão lớn khiến cây liễu ven hồ bị ngả nghiêng, cây khác thì gãy đổ. Năm 1997, một trận bão rất lớn tràn qua Hà Nội làm đổ tới gần 5.000 cây lớn nhỏ các loại, trong đó chủ yếu là xà cừ.
Trong nhiều năm liền ở thập niên 60 thế kỷ trước, mỗi khi chiều về có đến hàng nghìn con cò đến đỗ trên ngọn cây, ỉa bừa bãi làm hè phố trắng phân cò, nên có thời một băng đảng ra đời ở phố Lò Đúc đã tự đặt tên cho băng đảng của mình là “bang cò ỉa”. Năm 1969, vì quanh hồ Gươm chưa kè nên trận bão lớn khiến cây liễu ven hồ bị ngả nghiêng, cây khác thì gãy đổ. Năm 1997, một trận bão rất lớn tràn qua Hà Nội làm đổ tới gần 5.000 cây lớn nhỏ các loại, trong đó chủ yếu là xà cừ.
Có ba loài cây mà trẻ con Hà Nội thời bao cấp ít nhiều đều có kỷ niệm
là cây sấu, cơm nguội và xà cừ. Khi quả sấu mới chỉ bằng hòn bi ve, đám
trẻ đã tìm cách hái và dù chua vãi thì chúng cũng chấm muối ăn ngấu
nghiến. Khi về nhà, bố bắt nằm xuống giường hỏi tội trèo me trèo sấu*,
đứa nào cũng cãi, cũng thề nhưng chúng đâu có biết do ăn sấu non nên hàm
răng bị đen vì nhựa, điều mà bố chúng hồi trẻ từng như vậy. Khi sấu
già, lại theo các nhà thầu nhặt quả rơi, đến khi sấu chín thì công kênh
nhau để hái, vì thân sấu rất thẳng, quả thì ở trên ngọn mà cành sấu lại
rất giòn nên để hái được quả sấu chín là vô cùng nguy hiểm.
Cây cơm nguội cũng cuốn hút con trẻ vì lấy quả già nhét vào súng
“phốc” rồi ngắm mông bạn gái mà bắn thì thú vô cùng. Tất nhiên, chỉ chọn
mông các bạn đú đởn, còn nếu bắn đám con gái “bôn” (viết tắt của từ
bolsevik trong tiếng Nga, nghĩa là cách mạng, nhưng được hiểu là nghiêm
túc, quy củ, cứng nhắc) lập tức bị báo cáo thầy cô giáo ngay lập tức.
Còn cây xà cừ là nơi trú ngụ của ve sầu.
Buổi tối thì mò quanh gốc cây, ban ngày quần đùi vác cây sào dài ngoẵng trên có tí nhựa kếp đi dính ve. Mang về cũng chẳng làm gì nhưng là cái thú của đám con trẻ nên ngày nào cũng trốn ngủ trưa lang thang tìm kiếm. Mỗi băng chiếm năm bảy cây và không cho băng khác vào bắt, thế nên mới có chuyện băng này chờ băng kia đi về liền xúm lại đái vào gốc. Tối hôm sau băng kia ra không thấy ve mà chỉ có mùi nước tiểu, thế là hỗn chiến.
Buổi tối thì mò quanh gốc cây, ban ngày quần đùi vác cây sào dài ngoẵng trên có tí nhựa kếp đi dính ve. Mang về cũng chẳng làm gì nhưng là cái thú của đám con trẻ nên ngày nào cũng trốn ngủ trưa lang thang tìm kiếm. Mỗi băng chiếm năm bảy cây và không cho băng khác vào bắt, thế nên mới có chuyện băng này chờ băng kia đi về liền xúm lại đái vào gốc. Tối hôm sau băng kia ra không thấy ve mà chỉ có mùi nước tiểu, thế là hỗn chiến.
Sau khi đổi mới, nhiều thứ được tư nhân hóa và xã hội hóa nên cây xanh
Hà Nội như lâm trường. Phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng
Buồm... mọc lên hai dãy dâu da xoan che mát cửa hàng vì giống này dễ
sống, lớn rất nhanh...
* Thời bao cấp, trẻ con trèo sấu, me, bàng, cây cơm nguội bị cho là hư hỏng ngang với nhảy tàu điện. Nếu đang trèo cây hay nhảy tàu điện mà người quen nhìn thấy thì chắc chắn họ sẽ mách, bố mẹ chúng cảm ơn họ rồi dạy con bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết.
* Thời bao cấp, trẻ con trèo sấu, me, bàng, cây cơm nguội bị cho là hư hỏng ngang với nhảy tàu điện. Nếu đang trèo cây hay nhảy tàu điện mà người quen nhìn thấy thì chắc chắn họ sẽ mách, bố mẹ chúng cảm ơn họ rồi dạy con bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết.
Du lịch, GO!
Theo Nguyễn Ngọc Tiến (Thanhnien), internet
nguồn: http://thôngtinđểtưduy.vn/?page=newsDetail&id=436015&site=1342
.
=============================
đăng bởi: e.whoiswho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
rất mong được sự góp ý của các bạn, kiến thức là vô hạn...!!!