tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack
(còn gọi là cây “bá bệnh” hay “bách bệnh”)
Malaysia dưới tên gọi là cây sâm đắng (Tongkat ali)
còn tên khác sâm alipas
theo tiếng Ê Đê là Ana Sor Prao
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Cây mật nhân chỉ mọc rải rác trên núi cao. Mật nhân ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Nếu gặp vùng đất tốt, cây mật nhân cao khoảng 3,5 mét, có 2 nhánh vươn lên như hình chữ V, lá kép, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc, cuống lá màu nâu đỏ, hoa mọc ra từ ngọn thành chùm, bao phủ đầy lông, còn những khu rừng đất cằn cỗi thì mật nhân chỉ cao chừng 2 mét. Thân cây và cả củ, rễ đều chắc, cứng như cây kơ nia. Những cây nhiều năm tuổi, củ nặng tới 10-15kg, theo kinh nghiệm dân gian và thực tế điều trị thì củ và cây mật nhân đã mang lại hiệu quả đối với một số bệnh như: Sốt rét, gai cột sống, viêm khớp, chân tay tê nhức...
http://www.baomoi.com/Vo-mat-vi-cay-mat-nhan/137/6926628.epi
Cây "bà đẻ" chữa bách bệnh?
Đời sống của người Ê Đê gắn với rừng núi từ ngàn đời nay. Rừng cho họ gỗ để làm nhà, củi để nấu nướng, muông thú để làm thức ăn và cả những cây thuốc quý để chữa bệnh, trong đó có cây mật nhân. Hỏi cây mật nhân thì quá xa lạ, nhưng nói đến cây “bà đẻ” thì ai cũng biết. Sở dĩ như vậy là từ lâu, cây mật nhân được coi như một loại thuốc quý để người phụ nữ Ê Đê sử dụng sau mỗi lần “vượt cạn”.
Với chế độ mẫu hệ, người phụ nữ Ê Đê quán xuyến mọi việc trong gia đình, từ việc bếp núc đến việc nương rẫy. Kpá Chúc, một phụ nữ ở khu phố 3, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh) kể: “Cả ba lần sinh đẻ, cả ba lần tôi đều “nằm ổ” không quá một tuần nhưng vẫn rất khỏe. Nhờ uống nước mật nhân mà phụ nữ Ê Đê sau khi sinh đẻ vài ngày là đã đi làm rẫy, không thì cũng ra suối giặt giũ, tắm rửa, chẳng kiêng khem như người Kinh đâu”.
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack (còn gọi là cây “bá bệnh” hay “bách bệnh”) thuộc họ thanh thất, được các nhà khoa học Trường đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại VN từ năm 2006. Loài cây này cao 2-8m, lá kép, không cuống, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng thân cây, rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) sắc thuốc hoặc sao vàng để trị bệnh liên quan về xương, khớp.
còn vùng Tây Bắc có Cây & rễ Mật Gấu, không biết có phải cây này không?
cây mật nhân được tinh chế bày bán khắp các hiệu thuốc ở Malaysia dưới tên gọi là cây sâm đắng (Tongkat ali) với nhiều công dụng
Theo lương y Trần Hữu Nam - phó chủ tịch Hội Đông y TP Đà Nẵng, cây mật nhân hoàn toàn không có tên trong dược điển (sách dược), vì vậy trong đông y không hề có bài thuốc nào nói về công dụng của cây mật nhân dành để chữa bệnh cả.
Tuy nhiên theo lương y Nam, đây là một bài thuốc dân gian xưa nay vẫn dùng để trị duy nhất một căn bệnh liên quan về xương, khớp. Những người cơ thể bị nhức mỏi, đau khớp có thể dùng mật nhân để chữa trị. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ giúp giảm bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh.
Lương y Trần Hữu Nam cũng khuyến cáo: với những người có sức đề kháng yếu (trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày...), nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy không thể nói cây mật nhân chữa trị bách bệnh được.
theo 24h
Mật nhân là loại cây mọc ở miền Trung, tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack.Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả bốn mùa trong năm), say rượu và tẩy giun.
theo TTO
- Loại cây này chữa được rất nhiều bệnh:
1. Lá cây: Đun nước tắm: bệnh ngoài da, hậu sản bà đẻ, gội đầu chống nấm tóc, Uống nước chữa các bệnh về đường ruột như: Ỉa chảy, kiết lị, trĩ v v...
2. Thân cây và vỏ: làm thuốc chữa bệnh dạ dày, gan. Thận, Thấp khớp, thần kinh tọa, cột sống vv...3. Củ, phần nằm dưới đất: Đàn ông rất thích : cách dùng đơn giản: thái mỏng, sao vàng hạ thổ ngâm rượu cùng - sâm cau 1kg, 10 quả trứng gà (để nguyên vỏ), Tắc kè 1 đôi hoặc Hải sâm, lá hoắc dâm dương 1kg, tốt hơn nếu có thêm chút cao ông ba mươi.
Yahoo
Theo lương y Nguyễn Công Đức: cây mật nhân hay còn có các tên gọi là "bá bệnh", "bách bệnh" (Eurycoma Longifolia Jack) thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Loài cây này cao 2-8 mét, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng rễ coy mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rượu và tẩy giun.
Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.
Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml). Lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.
Centokat từ rễ mật nhân
Bài thuốc thông thường là lấy rễ cây mật nhân về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20-50ml rượu ngâm với cây mật nhân có thể chữa một số bệnh về xương, khớp, sức khỏe tình dục nam giới… Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Trong năm 2010, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Hữu Phùng kết hợp với Công ty TNHH một thành viên dược Trung ương 3 chế tạo thành công sản phẩm Centokat chiết xuất 100% tinh chất từ rễ cây mật nhân. Với gần 65 hợp chất tìm thấy trong rễ cây mật nhân, trong đó nổi bật là Glyco Saponin, có thể làm tiết testosterone trong máu ở động vật thí nghiệm. Điều đặc biệt là Centokat nên sử dụng nguyên liệu từ rễ cây mật nhân từ 10 năm tuổi và không pha trộn với các thảo dược khác. Sản phẩm này được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và đây cũng là sản phẩm đầu tiên được sản xuất theo quy trình đặc biệt với dây chuyền hiện đại tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO tại Công ty TNHH một thành viên dược Trung ương 3.
http://www.baodanang.vn/channel/5425/201109/Mat-nhan-cay-thuoc-quy-can-bao-ton-2124142/
Nhiều người không biết hình thù cây mật nhân thế nào cũng vào rừng tìm thuốc. “Nhìn thấy cây nào lá kép, không cuống, mặt trên lá xanh bóng, vò lá trong lòng bàn tay thả ra không bị nát, vạc một lát nhỏ trên thân cây nếm thử, thấy đắng ngay đầu lưỡi là cây mật nhân, cứ thế là đốn, là đào lấy hết gốc rễ”
Người Êđê ở Phú Yên biết khá rõ về cây mật nhân, tiếng Êđê gọi là Ana Sorprao, có người còn gọi là cây “bà đẻ”. Phụ nữ Êđê có phong tục khi sinh được 2 ngày, dùng thân hoặc gốc, rễ cây Ana Sorprao xắt lát nấu nước uống, dùng lá Ana Sorprao nấu nước tắm. Sau đó có thể giặt giũ, tắm rửa, sinh hoạt bình thường không phải kiêng cữ. “Hồi mẹ tôi cũng vậy, tôi cũng vậy, đến con tôi cũng vậy. Sinh đẻ là phải uống nó cho khỏe, không sợ nước, sợ gió” - bà KPá Chúc, ở khu phố 5, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cho biết.
Tuy nhiên, theo anh Đỗ Việt Đức, trong sách đông y mà anh từng học xưa nay không hề nói đến cây thuốc này nên cũng không biết liều lượng sử dụng thế nào cho đúng và cũng chưa ai chứng nhận cây mật nhân chữa bách bệnh. “Rõ ràng đã là thuốc thì phải có kiêng và có liều, có lượng. Chưa biết nên chỉ dùng ít thôi, không nên lạm dụng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì không nên dùng”
http://dantri.com.vn/c728/s728-483149/do-xo-tim-than-duoc.htm
THẮC MẮC VỀ CÂY MẬT GẤU
còn vùng Tây Bắc có Cây và rễ Mật Gấu, không biết có phải cây này không?
xem thêm:__________________________________________
http://matnhan.com/2011/06/11/tac-dung-cua-re-cay-mat-nhan/
.
=============================
đăng bởi: e.whoiswho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
rất mong được sự góp ý của các bạn, kiến thức là vô hạn...!!!