CÓ MẤY LOẠI CỦ CẢI
Mỗi lần tôi thấy người ta nói đến bánh củ cải thì sẽ là loại "la pặc cao" của người Quảng. "Cao" là bởi vì đem củ cải xây nát, trộn với bột gạo mà hấp thành bánh. Có thể ăn hấp, ăn chiên. Nhưng đó không phải là loại bánh củ cải duy nhất. Ở quê tôi, xứ cơ cầu Bạc Liêu, còn có 1 loại bánh củ cải khác. Tôi đồ rằng là bánh củ cải của Tiều Châu, nên không giống loại bánh củ cải của người Quảng trong mấy quán điểm sấm. Loại bánh củ cải này bán gánh. Ngày xưa, mỗi mùa hè khi tôi về quê chơi, tầm sáng đến trưa, có bà bánh bánh củ cải, gánh hàng đi ngang nhà, vừa gánh vừa rao "Bánh củ cải".
Bánh củ cải Bạc Liêu là loại bánh gói, vỏ bánh làm bằng bột gạo, tráng mỏng nhưng bánh ướt, gói nhân vào trong thành hình vuông vuông (tôi chưa quen, gói thành hình chữ nhật). Nhân có củ cải, củ sắn (củ đậu), tép bằm và thịt ba rọi lát mỏng. Tuy gọi là bánh củ cải nhưng người ta dùng ít củ cải mà thay bằng củ sắn vì củ cải ăn nhiều sẽ bị đắng. Bánh củ cải này ăn với nước mắm pha.
Đây là loại bánh của người người Triều Châu thường được làm vào những ngày lễ trọng đại. Thoạt nhìn, bánh củ cải trông giống như bánh đúc mặn của người Việt, nhưng khi thưởng thức, ta sẽ cảm nhận được “hương vị đặc trưng” không lẫn vào các loại bánh khác. Thấy ngon, lạ miệng, tôi hỏi thím cách chế biến, và được thím tận tình chia sẻ.
Vị hăng hăng đặc trưng của củ cải hòa cùng cái đậm đà của nhân tôm thịt đem lại cho bạn cảm giác lạ miệng và rất ngon.
Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh đất nổi tiếng với câu chuyện về chàng công tử Bạc Liêu "đốt tiền nấu trứng" thì đây là một món ăn bình dị, đơn giản và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.
Bánh củ cải ở Sài Gòn được hấp chín và ăn kèm với nước chấm chua ngọt.
Nếu có dịp về Bạc Liêu, bạn sẽ thấy bánh củ cải được bán nhiều trong các ngôi chợ. Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt. Vỏ bánh được tráng mỏng như bánh ướt, phần nhân cho lên trên và cuốn tròn lại như bánh cuốn, xếp đều lên đĩa, rắc lên trên một ít mỡ hành, bánh được ăn kèm với rau diếp cá, húng quế, xà lách cùng chén nước chấm chua ngọt.
Tuy nhiên, quán đặc sản Bạc Liêu ở Sài Gòn lại chế biến và thưởng thức bánh củ cải theo một cách hoàn toàn khác nhưng vẫn không làm thay đổi hương vị đặc trưng của chiếc bánh. Vỏ bánh cũng được làm từ bột mì pha với với bột củ cải theo một tỷ lệ nhất định, thay vì tráng bột thì người bán ở đây đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn.
Phần nhân bánh cũng được làm từ tôm, thịt nhưng có thêm một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt nạc heo được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.
Ngoài phần nhân làm từ tôm thịt, bánh củ cải hấp còn có thêm cà rốt và củ cải được thái sợi.
Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt. Thay vì thưởng thức bánh củ cải truyền thống, những chiếc bánh củ cải được hấp chín mang lại cho bạn một cảm giác khác lạ và ngon miệng khi thưởng thức.
Nếu có dịp bạn có thể ghé đến thưởng thức tại địa chỉ: 459B Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 19h, mỗi chiếc bánh củ cải ở đây có giá 10.000 đồng.
.
.
=============================
đăng bởi: e.whoiswho
ngon quá blog
Trả lờiXóa