Trung tâm sách Top Việt Nam giới thiệu và đề cử Top 5 chợ đặc trưng ba miền nổi tiếng nhất. Chợ không chỉ là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán, chợ còn là nơi thể hiện văn hóa của một vùng miền. Vào khu chợ, du khách không chỉ mua bán được những món đồ ưa thích, mà còn khám phá được những nét văn hóa riêng của vùng miền đó. Tại mỗi nơi, iVIVU.com đều có nhiều khách sạn xung quanh các khu chợ, thuận tiện cho du khách nghỉ ngơi và khám phá.
1. Chợ Đồng Xuân (Hà Nội)
Chợ Đồng Xuân là khu chợ sầm uất nhất Hà Nội và cũng là khu chợ bán buôn lớn nhất ở miền Bắc. Nằm trong khu phố cổ ở phường Đồng Xuân. Chợ ra đời năm 1889. Ban đầu, chợ họp ngoài trời hoặc có mái lá che. Những năm sau đó, chợ mới được xây dựng thành khu chợ kiên cố. Trải qua những biến cố do chiến tranh, hỏa hoạn, ngôi chợ hiện nay khá khang trang, bề thế với kiến trúc ba tầng rộng thoáng.
Về lịch sử, trong giai đoạn đầu toàn quốc kháng chiến (1946), chợ Đồng Xuân là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa Vệ quốc quân bảo vệ thủ đô và bọn lính lê dương Pháp. Nhiều chiến sĩ Vệ quốc đã ngã xuống tại đây. Chợ Đồng Xuân hiện có cụm phù điêu bằng đồng ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ cảm tử ngày ấy. Bạn có thể chọn phòng khách sạn khách sạn Hà Nội tại khu phố cổ để tiện cho nghỉ ngơi và tham quan mua sắm vì chợ Đồng Xuân nằm rất gần đó.
2. Chợ Đông Ba (Thừa Thiên – Huế)
Chợ Đông Ba, nằm phía tả ngạn sông Hương, thuộc phường Phú Hòa, thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền chừng 300m. Chợ được lập từ đầu thế kỷ 19, ban đầu nằm ngoài cửa Đông Ba. Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, chợ bị thực dân Pháp đốt cháy sạch. Đến năm 1887, thời vua Đồng Khánh, chợ được xây lại ở vị trí cũ, nhưng đến đời vua Thành Thái (1899) chợ được di dời ra ngã ba sông Hương và sông Hàng Bè (vị trí hiện nay).
Chợ Đông Ba từ xưa đã là ngôi chợ có bán đủ tất cả của ngon vật lạ, sơn hào hải vị, những mặt hàng tiêu dùng của tỉnh cũng như của các tỉnh khác. Trải qua 3 lần hư hại (1885; 1968 và 1975) hiện nay ngôi chợ đã nhiều lần được tu sửa nên rất khang trang, sầm uất gồm: một lầu chuông ở trung tâm và 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu bán hàng mới như chợ cá, khu hàng tự sản tự tiêu, khu dịch vụ… Tổng diện tích mặt bằng chợ là 15.597m2 với hàng ngàn hộ mua bán. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất của Huế và khu vực miền Trung.
Danh sách khách sạn Huế
3. Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng)
Chợ Đà Lạt nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt. Là một trong những ngôi chợ có kiến trúc đẹp, thoáng và rộng rãi của Việt Nam. Chợ Đà Lạt là chợ biểu trưng của chợ vùng Tây Nguyên. Nơi đây hàng hóa đa dạng, phong phú. Từ các mặt hàng sản xuất tại địa phương, các tỉnh Tây Nguyên, đến hàng hóa ở TPHCM, Huế, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… đều có mặt.
Du khách đến Đà Lạt, khi về nên ghé chợ Đà Lạt mua ít quà như: trà, cà phê, mứt hồng, mứt dâu tây, bông atiso… để làm quà cho bạn bè, người thân. Hiện iVIVU có đầy đủkhách sạn gần Chợ Đà Lạt cũng như khách sạn Đà Lạt tại trung tâm thành phố, phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.
4. Chợ Đầm Nha Trang (Khánh Hòa)
Chợ Đầm là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo… Chợ Đầm – là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra. Đầm rộng khoảng hơn 7 ha, hai bên bờ đầm là nhà ở của nhân dân, hầu hết là dân nghèo với những ngôi nhà lụp xụp, chen chúc nhau.
Chợ chính thức sửa sang và khai trương lại vào ngày 3-2-1980 nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Canh Thân. Từ khi ra đờ đến nay, Chợ Đầm không chỉ là trung tâm thương mại lớn của Khánh Hòa- nơi tập trung, giao thoa, đầu mối từ bán buôn đến bán lẻ của các loại hàng hóa, chợ Đầm còn được xem như một trung tâm văn hóa- Văn hóa chợ.
Danh sách khách sạn Nha Trang
5. Chợ Bến Thành (Tp. Hồ Chí Minh)
Chợ Bến Thành nằm ngay trung tâm Sài Gòn, là ngôi chợ rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam và nhiều vị khách quốc tế. Trước năm 1859 (thời Pháp chiếm Sài Gòn) thì nơi đây đã có một ngôi chợ nhỏ nằm bên bờ sông Bến Nghé, sát thành Sài Gòn. Vì vậy chợ có tên ghép là Bến Thành. Năm 1870, chợ bị cháy một phần. Bốn mươi năm sau (1911), chợ cũ bị phá bỏ để xây chợ mới khang trang, bề thế hơn và hoàn thành vào năm 1914. Chợ hiện nay nằm giữa ba con đường: Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và mặt trước là công trường Quách Thị Trang.
Cũng như chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Bến Thành hàng hóa rất phong phú, hầu như có đủ tất cả các mặt hàng cả 3 miền Bắc, Trung, Nam… và những mặt hàng công nghệ hiện đại của nhiều nước trên thế giới.
Danh sách khách sạn ở Q 1 – Khu vực chợ Bến Thành
***
Nguồn: Cẩm nang du lịch iVIVU – Theo Kyluc/24h
.
.
=============================
đăng bởi: e.whoiswho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
rất mong được sự góp ý của các bạn, kiến thức là vô hạn...!!!