Phân người, cái thứ gớm ghiếc ấy từng được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ y tế giao cho Viện lao nghiên cứu dùng làm thuốc cứu người. Bản dịch một tập tài liệu cổ gần 2.000 từ được chép trong Sổ nghiên cứu của Viện chống lao có đến 33 đơn thuốc chống bệnh hiểm nghèo đến nay vẫn còn đẫm tính thời sự. 

Đặc biệt hơn, từ kết quả nghiên cứu về phân người, Viện chống lao đã chế ra chế phẩm chữa choáng. Chuyện tưởng như khó tin này lại là sự thật.

Bất ngờ với… đồng tiện

Trước khi đi sâu mổ sự thật về bí dược phân người, người viết xin được bắt đầu từ câu chuyện nước tiểu, thứ bài thải của cơ thể người vốn dĩ là “anh em” của thứ bài thải trong quá trình đại tiện. 

Nước tiểu có chữa được bệnh hay không, đề cập đến vấn đề này, hầu như ai khi được hỏi cũng có câu trả lời “nghe nói là có”. Nhưng nước tiểu chữa được những bệnh gì, cách thức lấy nước tiểu làm thuốc ra sao… thì chẳng ai biết được, ngoại trừ một bộ phận nhỏ những cụ già ở các miền quê nghèo hay các vị lang vườn vẫn thường xuyên chỉ bảo cho con cháu những kinh nghiệm chữa trị dân gian từ nước tiểu. 

Theo Đông y sĩ Hạnh Lâm Nguyễn Văn Minh, tác giả cuốn Dược tính chỉ nam với nhiều ghi chép về các phương thuốc, bài thuốc trong dân gian thì nước tiểu được Đông y gọi là Nhân niệu, khí hàn, vị mặn, không độc, chữa được các chứng sốt rét, nhức đầu. 
Dựng tóc gáy với bài thuốc cổ chế từ… phân!
Danh y Hải Thượng Lãn Ông 
Trong ghi chép của mình, tác giả cuốn Dược tính chỉ nam cho biết “nước tiểu của con trai nhỏ thì càng tốt” và viện dẫn lời ông Đan Khê, một danh y Trung Hoa, rằng: “Nó (nhân niệu) là vị thuốc giáng hỏa rất nhanh, chữa đựơc những chứng thổ huyết, chứng ra máu cam, chứng thình lình dưới tim đau sóc lên, hóa với một chút nước gừng sống đun sôi, uống lúc nóng ngay rất hay, nó lại trị được cả chứng ho hen và lợi đại trường. Người sinh rồi mà bào thai không ra dùng nó hòa thêm một chút hành sống và gừng sống đun sôi vài lần uống nóng ngay lập tức ra ngay”.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hơn 250 năm trước từng dày công tìm hiểu và có đúc kết kinh nghiệm chữa trị của các bài thuốc từ phân người và nước tiểu. 

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đề cao nước tiểu của trẻ em trai và gọi đó là đồng tiện. Trẻ được lấy nước tiểu dưới 6 tuổi, khỏe mạnh. Khi lấy nước dùng làm thuốc thì bỏ đợt đầu và đợt cuối, chỉ lấy đợt giữa và không nên lấy nước đái có sắc đỏ, đục. 

Về tác dụng chữa bệnh của đồng tiện, cụ viết: “Đồng tiểu tiện là nước đái trẻ/ Tính lành, hơi mát, nhuần tâm phế/ Trừ lao, hạ suyễn, khỏi trưng hà/ Cầm máu, sát trùng/ thanh nhiệt khí… Đồng tiện nước tiểu lấy đầu dòng/ Chữa có âm dương nên gọi đồng/ Để lấy âm dương bào chế thuốc/ Cùng đồ thương tích huyết liền thông/ Khí mát cốt chưng ho nhiệt khỏe/ Ứ huyết, hư lao, ngộ độc xông/ Đã chữa sơn lam cùng sản hậu/ lại trừ phòng thất với kinh phong”.

Một số y văn khác còn ghi nhiều tác dụng khác của đồng tiện như người có thai đến ngày sinh mà khó sinh, uống một bát nước đồng tiện là sinh ngay. Phụ nữ bị chứng sản hậu uống đồng tiện sẽ tiêu được huyết cũ, khỏi được chứng đau bụng, chữa được chứng chóng mặt nhức đầu hay choáng váng bần thần. 

Không những thế, đồng tiện còn được người xưa dùng chống phù nề cho phụ nữ sau khi sanh nở, giúp lợi tiểu, cầm máu, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương hoặc bị đánh người thâm tím. Khi dùng uống từ 100-200ml lúc còn đang ấm. 

Bên cạnh các phép chữa trị, trong y văn của mình, các danh y cũng lưu ý những chống chỉ định, khuyên răn những người vừa dùng nhiều thuốc, hoặc vị hư, khí huyết hư thì không nên dùng. Đồng tiện cũng được ghi nhận “kỵ thai người nên chưa đến lúc đẻ thì chớ dùng”.

Bột phân người, siêu dược giải độc!

Cụ Nguyễn Bá, 78 tuổi, ở thị trấn Nàng Mau, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang mà người viết đề cập ở bài viết trước (dùng răng người ninh bột chữa các chứng ung nhọt, nhiễm trùng, sốt rét…) kể rằng bản thân cụ cũng đã từng được cụ thân sinh cho dùng phân người để chữa chứng ngộ độc nấm. 

“Tôi là người sinh trưởng ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Vì thời cuộc, số phận run rủi mà về sống tại đất này. Hồi còn ở Lộc Ninh, vùng ấy núi rừng ngút ngàn, mỗi khi mưa xuống mọc rất nhiều nấm và sau mưa tôi thường cùng bọn trẻ vào rừng hái nấm. 

Bận đó, khi ăn nấm xào, tôi bị ngộ độc nấm. Khi ấy cả nhà hốt hoảng chẳng biết làm sao thì may sao ba tôi kịp về. Ông lấy một thứ bột pha nước cho tôi uống, một lát sau thì tôi qua cơn nguy kịch. Sau này tôi biết bột ấy làm từ phân người, là bà nội tôi chỉ cho ba dùng để đi rừng nếu ăn uống bị ngộ độc hoặc bị người ta đánh độc thì lấy đó mà hóa giải”.
Dựng tóc gáy với bài thuốc cổ chế từ… phân!
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (thứ hai từ phải) trong chiến khu chống Pháp  
Về bài thuốc “Phân người”, trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, cố GS-TS Đỗ Tất Lợi kể rằng vào năm 1965, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã giao trách nhiệm cho một số cán bộ ở Viện chống lao nghiên cứu dùng phân người làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân. 

Trước khi giao đề tài cho Viện chống lao, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có kể lại câu chuyện về tác dụng của phân người mà ông đã từng chứng kiến cho một số cán bộ ở Viện chống lao nghe, trong đó có cố GS-TS Đỗ Tất Lợi. Người viết xin được chép nguyên văn lời kể ấy từ ghi chép của GS-TS Đỗ Tất Lợi để bạn đọc được rõ:

 
Dựng tóc gáy với bài thuốc cổ chế từ… phân!
Loạt bài thần dược ở Hoàng Liên Sơn 
“Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở các tỉnh phía Nam (cuối 1945-đầu 1946) một đơn vị ta bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc. Các thầy thuốc tây y cũng như đông y ở đơn vị đều bó tay. Khi bác sĩ đến thăm, anh em có hỏi ý kiến, những bác sĩ cũng chịu. 


Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, một bà cụ nông dân xin chữa. Trong lúc bế tắc ấy, anh em đồng ý để bà cụ chữa chạy giúp bộ đội. Bà cụ đi ra ngoài một lúc trở về chế thuốc và cạy miệng cho những người ngộ độc uống. Tất cả đều đã được cứu sống trước sự ngạc nhiên của những người thầy thuốc khoa học hiện đại. Nhưng mọi người càng ngạc nhiên hơn khi hỏi bà cụ dùng thuốc gì thì cụ cho biết đã dùng phân người khô đốt cháy, hòa với nước. 

Chắc chắn nếu biết trước bà cụ sẽ dùng bài thuốc kinh hãi này để chữa cho bộ đội nhiều người không dám để bà cụ làm. Nhưng trước sự thật hiển nhiên, mọi người ngạc nhiên nhưng vẫn còn bán tin bán nghi. 

Phải đợi 20 năm sau, trước nhu cầu thuốc chống choáng cho bộ đội đánh giặc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới nghĩ đến tìm hiểu cơ sở khoa học của kinh nghiệm dùng vị thuốc quá độc đáo này của nhân dân vì ông nghĩ rằng ngộ độc nấm là một trường hợp choáng”.

Và một điều người viết biết rất rõ là sự nhảy cảm của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trong việc nghĩ đến việc nghiên cứu phân người dùng làm thuốc chống choáng đã được đơm hoa bằng thành quả cụ thể. 

Năm 1965, khi viết cuốn Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam, TS Võ Văn Chi (hiện vẫn còn sống) ghi rằng theo tài liệu của Viện chống lao Trung ương, qua phân chất cho thấy thành phần phân người gồm những muối Kali với tỷ lệ kali clorua 2g, kali carbonat 0,44g, kali phosphat acid 0,62g, Kali sulfat 1,85g và KOH từ 0,25-0,55g (tùy mẫu). 

Từ kết quả nghiên cứu này, Viện chống lao cho chế các muối trên thành 100ml thuốc tiêm đóng ống 5ml mang tên NT-9 (nhân trung, pH 9) để chữa choáng!

Xứng danh… “thần dược”?!

Cố GS-TS Đỗ Tất Lợi ghi phân người có những tên gọi khác như nhân phẩm, hoàng long thang, hoàn nguyên thủy, phấn thanh. Trong cuốn Dược tính chỉ nam, Đông y sĩ Hạnh Lâm Nguyễn Văn Minh chú giải phân người là “Nhân trung hoàng, khí hàn, giải được mọi thứ độc, chữa được những chứng ôn dịch thời khí hay chứng nóng quá mà phát điên phát cuồng”. 

Tìm hiểu về bài thuốc phân người, ngược về xa hơn, người viết được biết danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng dành tâm huyết trong việc nghiên cứu cái thứ thải ra trong quá trình đại tiện của con người. Trong Lĩnh nam bản thảo, quyển thượng, cụ ghi: “Nhân phẩm là tên gọi phân người/ Hơi lạnh, không độc, hay thông khởi/ Thương hàn, nóng cuồng, trừ mụn độc/ Đậu hãm, lao xương, thấp đều thôi”.
Dựng tóc gáy với bài thuốc cổ chế từ… phân!
Sau khi đựơc tinh luyện, phân người là vị thuốc thần hiệu đến không ngờ 
Trong quyển hạ, cụ viết tiếp về Nhân phẩm: “Gọi là nhân phẩm cứt người ta/ Tính nó lương mà được hòa/ Trẻ con ẩn chẩn là chủ trị/ Ai ăn thuốc độc uống liền ra/ Qua lửa để lâu làm cho kỹ/ Vì lửa nên thơm chẳng thối tha”.

Cũng trong quyển hạ, danh y Hải Thượng Lãn Ông nói về Nhân trung hoàng: “Nhân trung hoàng gọi cứt đồng nhi/Tính mát thay là bổ chớ chi/ Phơi khô sao qua để lâu tốt/ Đậu sởi đem dùng cho kịp thì/ Dưỡng lao nhiệt tư cùng thuốc bổ/ Chữa già dùng trẻ phép lương y”.

Ngược về quá khứ, xa hơn nữa, danh y Tuệ Tĩnh cũng có lưu tâm đến vị thuốc đặc biệt này. Trong Nam dược thần hiệu, cụ viết: “Nhân phẩm tính hơi hàn, không độc, trị thương hàn, cuồng nóng, mụn độc, nốt đậu bị hãm, bệnh lao âm ỷ”. 

Như vậy, từ nghiên cứu một thời của y học hiện đại những năm 1960 và kinh nghiệm chữa trị của cha ông ta, mới thấy phân người quả là thứ “dược liệu” kỳ diệu. Có ai ngờ rằng cái thứ tạp uế, chỉ nghe nhắc đến thôi đã hãi chứ nói chi trực diện là có tác dụng hữu hiệu trong việc giải độc, được dùng làm thuốc chống choáng, trị bệnh lao, thương hàn và quan trọng hơn được dùng như một phương thuốc bổ nhiệm màu.

 Sách Trửu hậu phương (Trung Quốc) – một sách cổ cũng ghi chép kinh nghiệm chữa trị khác từ phân người, chủ yếu dùng vào mục đích giải độc. Theo đó, nếu người “bị ngộ độc sắn, khoai hay nấm độc sắp chết cho uống một thang phân là sống”. Với người bị ngộ độc nem, thịt thì đốt phân thành than uống với rượu sẽ chóng qua. Trong trường hợp bị chứng “tâm phúc cấp thống” (vùng tim và vùng bụng đau quặn dữ dội) thì dùng phân người nghiền đều với mật ong rồi uống với nước…