19 thg 1, 2013

Bạc Liêu: Chùa Bang - Phước Đức Cổ Miếu



Tọa lạc tại số 74, đường Điện Biên Phủ, P3, TXBL. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1810 (?), với diện tích 580m2 , theo lối kiến trúc hình chữ Quốc, một lối kiến trúc cung đình triều Minh. Chùa thờ Phước Đức Chính Thần (Bổn Đầu Công) nên còn gọi là Phước Đức Cổ miếu.




Với những giá trị về mặt kiến trúc, chùa được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000.



kiến trúc nghệ thuật độc đáo của miếu Ông Bổn. Ngôi miếu này ban đầu được kiến tạo bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần như: Bổn Đầu Công, Quan Đế, ông bà Công Mẫu, thần Nông, Thổ Địa… Theo tín ngưỡng dân gian người Hoa, “Bổn Đầu Công” là Phước Đức chánh thần, nên mọi người đã thống nhất lấy tên miếu là “miếu Ông Bổn”, về sau đổi là “Phước Đức cổ miếu”.






Năm 1910, Ban lý sự cùng nhân dân đóng góp kinh phí tu sửa, nâng cấp ngôi miếu với quy mô lớn và khang trang hơn. Ngôi miếu được xây dựng theo kiến trúc cung đình triều đại nhà Minh - Trung Quốc. Trang trí nội thất bên trong và ngoại diên bên ngoài ngôi miếu có giá trị nghệ thuật rất cao, được thể hiện trên các bức chạm khắc vô cùng tinh tế; tất cả đều được sơn son thếp vàng với các điển tích: tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng” và phong cảnh thiên nhiên gần gũi với cuộc sống con người. Đây được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu ở Bạc Liêu.








Trải qua hơn 100 năm đầy thăng trầm và sự tàn phá của thiên nhiên, ngôi miếu đã xuống cấp. Tuy đã qua vài lần tu sửa, về cơ bản, ngôi miếu vẫn giữ được các yếu tố gốc nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên các hạng mục công trình có sự thay đổi về chất liệu như: mái miếu cũ lợp ngói ống nay lợp lại bằng tôn, xi măng; một số cột gỗ nay làm lại bằng bê-tông…









Các tác phẩm nghệ thuật ấy đã được các nghệ nhân liên kết với nhau một cách hài hòa và chặt chẽ tạo thành một kiến trúc độc đáo vô song. với giá trị nghệ thuật ấy Phước Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, nơi sinh hoạt văn hóa của làng xã lúc bấy giờ, miếu Ông Bổn còn thể hiện sự đoàn kết cộng đồng giữa người Việt, người Hoa và người Minh Hương thông qua các lễ hội hàng năm. Đồng thời, đây còn là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh năm 1939. Hàng năm, miếu có các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn (29/3 âm lịch), lễ Vu lan…; trong đó, lễ Kỳ yên được xem là lễ hội chính (diễn ra từ 11 - 13/12 âm lịch).
 







Phước Đức cổ miếu được xây với lối kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Mỗi bộ phận trong miếu là một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao bởi chúng đã tồn tại trên 100 năm. Những tấm biển bằng đá, bằng gỗ khắc chữ Hán mạ vàng cũng là những tác phẩm có giá trị được chạm khắc sắc xảo theo lối viết Hành thư và Khải thư trông rất uy nghiêm và hùng mạnh.












bên cạnh chùa là trường học 
(thường được gọi là trường 3B)


Đây không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là địa điểm dạy Hoa ngữ cho con em người Hoa (Triều Châu)








TB: một số thông tin trên là sưu tầm, nếu có gì sai sót mong nhận được chỉ giáo thêm
thắc mắc chỗ năm 1810 & 1910
.
=============================
đăng bởi: e.whoiswho


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

rất mong được sự góp ý của các bạn, kiến thức là vô hạn...!!!

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...