18 thg 10, 2012

Quả ớt: Vị thuốc giảm đau bị bỏ quên


Quả ớt: Vị thuốc giảm đau bị bỏ quên

Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng...) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau.



Ớt là gia vị khó có thể bỏ qua đối với người Việt Nam, nhất là đồng bào miền Trung. Món ăn thường ngày mà không có ớt đối với họ thật là điều nhạt nhẽo, vô vị. Ớt càng cay càng "hấp dẫn". Chính vị cay làm cho ớt trở thành món ăn khó quên. Thế nhưng cũng chính vị cay của ớt lại đã và đang được cả thế giới đổ xô nghiên cứu và ứng dụng. 
Chất capsaicin trong ớt 

12 NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI BIẾN MẤT TRONG SỰ BÍ ẨN

Nguồn: VTC

1. Nền văn minh thung lũng Indus, Pakistan

Nền văn minh thung lũng Indus là một trong những kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất do con người sáng tạo ra trong thế giới cổ đại (được biết đến với mức độ ảnh hưởng như là nền văn minh Harappan). Đây là một trong các đô thị lớn nhất trên lục địa.

Nằm ở vị trí Pakistan ngày nay, nền văn minh thung lũng Indus phát triển mạnh cách đây 4.500 năm và sau đó bị lãng quên cho đến khi di tích được khai quật vào những năm 1920.

Với các công nghệ tinh vi và tiên tiến, nền văn minh này nổi bật với hệ thống vệ sinh môi trường đô thị cũng như bằng chứng về trình độ đáng ngạc nhiên trong kỹ thuật, toán học và thậm chí là nha khoa.

Vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, nền văn minh thung lũng Indus hầu như đã bị lãng quên, có thể là sau cuộc xâm lược của các bộ tộc Ấn-Âu hay sự sụp đổ trong nông nghiệp do biến đổi khí hậu.

11 thg 10, 2012

Khoảnh khắc Hà Nội bị rải bom năm 1972


" Chiến tranh đã qua sao cứ ám ảnh mãi vậy ?!?

Những bức ảnh tư liệu phản ánh chân thực ngày tháng Hà Nội bị Mỹ dồn dập ném bom B52. Chỉ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã thả hàng chục nghìn tấn bom xuống một số tỉnh thành ở miền Bắc.


Tối 11/10, triển lãm ảnh "Hà Nội - những ngày đêm năm 1972" diễn ra tại Trung tâm Văn hoá Pháp (phố Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Mỹ với kết cục là việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Nhưng chỉ 3 tháng trước Hiệp định Paris, ngày 11/10/1972, tòa nhà của Phái đoàn Chính phủ Cộng hoà Pháp tại Hà Nội bị ném bom.

Áo dài Việt Nam - những chặng đường lịch sử


    
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.
Áo dài Việt Nam - những chặng đường lịch sử.
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm:

5 thg 10, 2012

Khách Tây khiếp đảm vì giao thông Hà Nội

Du khách nước ngoài khi bước vào Khách sạn Meracus ở khu phố cổ Hà Nội sẽ nhận được một bản hướng dẫn từ tiếp tân, với tiêu đề "Làm thế nào để qua đường".
Hình minh họa: Tắc đường tại Hà Nội
Bản hướng dẫn có nội dung sau:
- Thật thoải mái và tự tin
- Nhìn cả hai phía hoặc nhìn vào ánh mắt của người lái xe
- Đi thật chậm và chắc chắn
- Không bao giờ lùi lại

2 thg 10, 2012

Đi du lịch bằng xe đạp ở Việt Nam


Hít một hơi thở thật sâu, tôi hồ hởi “dấn thân” vào một môn thể thao… kinh khủng nhất mà tôi từng tham gia — đi xe đạp đường dài ở Việt Nam.

Tham gia giao thông ở đây giống như đang bơi giữa một biển xe cơ giới. Một biển các loại xe — xe hơi, xe tải, xe đạp điện, xe đạp, xe của những người bán rong trái cây và xe kéo hai bánh — tràn lên qua các đại lộ, nơi những đèn xanh đèn đỏ dường như chỉ là những vật để trang trí.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...