Nằm trên Quốc lộ 53, thuộc xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, cách thị xã Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) khoảng 5 km theo hướng đi Vĩnh Long, có một quán ăn trông khá đơn sơ, nhưng lúc nào cũng đông khách, đó là quán bánh canh Bến Có - một địa chỉ quen thuộc với du khách thập phương mỗi khi đến Trà Vinh.
26 thg 1, 2014
Con bắp chuối
Cà Mau không chỉ được biết đến với khu sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau tuyệt đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách, mà còn có nhiều món hải sản (trong đó có con bắp chuối) khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên.
Mỗi ngày trên vùng biển Tây Nam có hàng tấn con bắp chuối được khai thác
“vua” thụt lịch
"Dõi mắt nhìn xuống mặt nước thấy bọt nước sủi lên là có hang con lịch", nói xong, ông nhảy tùm xuống kênh và lặn sâu dưới nước, một hồi sau ngoi lên, hai tay cầm hai con lịch to tướng, mình bóng nhẫy. Ông chính là Ba Bông, người dân Đầm Dơi còn gọi ông bằng cái tên kính nể: “Vua” thụt lịch.
Hơn 20 năm nay, ông Ba Bông (xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi) chuyên sống bằng nghề thụt lịch mướn. Những vuông nuôi tôm trong và ngoài huyện Đầm Dơi hầu như ông đều có mặt. Mỗi ngày ông bắt được từ 15 - 25 ký, mỗi ký ông lấy tiền công 20.000 đồng. Hiện nay, con lịch được rất nhiều người dùng trong các dịp nhóm họ đám cưới, gả, đám giỗ… vì thế muốn mời được ông “vua” thụt lịch phải điện hẹn trước ít nhất 10 - 15 ngày, vì lịch làm việc của ông lúc nào cũng kín!
Theo ông Ba Bông, bắt lịch trong vuông đầy nước không dễ, đa phần người ta thường đi dọc những con kênh, đầm để tìm những hang lịch rồi dùng tay hoặc cù ngoéo bằng sắt có ngạnh để thụt vào hang, móc lịch lên, hoặc dùng cù ngoéo sắt để cào lịch. Vì con lịch khá mạnh và thân trơn, do đó phải bắt lịch bằng các ngón tay: Cái, trỏ, giữa và áp út. Phát hiện con lịch đang dùi bùn, dùng bàn tay chộp lấy, rồi lập tức kẹp giữa thân nó, dùng ngón giữa ngoéo chặt, khóa lại, làm cho thân lịch in hình bị gãy đôi: Đầu lịch ngóc lên chới với, đuôi lịch ngo ngoe, yếu ớt, như bị tê liệt hẳn, không còn nữa sức mạnh vốn có của nó. Lịch bây giờ chỉ còn nằm vào giỏ.
Lịch chế biến được nhiều món ngon: Um lá nhàu, um rau ngổ, nấu chua, đặc biệt là nướng mọi... Món lịch um dầu, hành, tiêu, bắp chuối thái nhỏ, trái chuối chát xắt lát dày kèm đậu phộng rang… Um cho tới khi mở nắp vung ra nghe thơm ngát, nức mũi, thế là được món ngon trong mâm cỗ "nhà giàu".
Không những là “vua” thụt lịch, ông Ba Bông còn có biệt tài bắt cá ngát trong vuông tôm. |
Mùa bắt lươn và bắt lịch
Lương Thư Trung
Mùa bắt lươn và bắt lịch
Mùa nắng tháng Hai, tháng Ba, sau những ngày tát đìa, làm lóng, dân quê không làm gì thêm ngoài cày bừa và chờ mùa sạ lúa tháng Tư, thì họ thường đi kiếm thêm món lươn vàng nơi các đìa mương đã tát cạn từ mấy tháng trước hoặc xuống các kinh rạch cạn nước rút khô để lại những bãi bùn mà theo dấu lịch hầu bắt đem về làm lẩu, nấu canh chua hoặc kho mắm.
Trước hết, xin nói về giống lươn.. Lươn có hai loại và chúng thích sống hai nơi tương đối khác nhau. Do vậy mà hai giống lươn này cũng có hình dạng và màu sắc hơi khác nhau đôi chút . Giống lươn vàng thích sống nơi các miệng đìa, các lung vũng trên đồng.; trái lại, giống lươn bông lại thích sống nơi các hồ ao, mương vườn; nhưng cả hai loại lươn vàng và lươn bông đều thích ở những nơi đất trầm thủy với nhiều cỏ, trấp. Còn về giống lịch thì chỉ độc nhứt là sinh sống dưới những bãi bùn trong các con kinh, con rạch. Giống lịch này dường như không thích lên đồng lên ruộng như lươn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)